Nổi bật với tính năng an toàn, tiết kiệm, tiện dụng, bếp từ trở thành thiết bị không thể thiếu trong mỗi gian bếp, nhiều gia đình đã chuyển hẳn sang sử dụng bếp từ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng bếp từ cho đúng và an toàn.
Để giúp bạn đọc cũng như quý khách hàng hiểu thêm về sản phẩm cũng như sử dụng bếp từ hiệu quả nhất, Bếp TeKa xin gửi tới một số lưu ý khi sử dụng bếp từ trong nấu nướng để bếp an toàn, bền, hạn chế rủi ro và phát huy các tính năng sẵn có.
10 lưu ý cần biết để đảm bảo an toàn khi nấu bếp từ
1. Vì bếp từ có khả năng tự động ngắt nguồn điện khi nhiệt độ xung quanh vượt mức cho phép nên tránh trường hợp bị báo động giả (do bếp đặt ở nơi nóng) bạn nên để bếp ở nơi thoáng đãng để nhiệt độ xung quanh không quá cao.
Bạn nên: Đặt cách xa hơi nóng, hơi nước, không để gần tường, lưng bếp cách tường ít nhất 15cm và cách xa các vật khác ít nhất 5cm.
2. Bếp từ có khả năng làm nóng nồi, xoong chảo nhanh hơn vì vậy bạn không nên để nhiệt độ quá cao khi sử dụng. Khi nấu nướng nên chú ý cài đặt chế độ phù hợp để an toàn.
3. Nên sử dụng các dụng cụ nấu nướng có khả năng chịu nhiệt độ cao, bạn có thể dùng muỗng gỗ, xẻng xào, môi thìa inox thay bằng các loại nhựa bởi nhựa rất dễ chảy khi quá nóng.
4. Mặc dù bếp từ hoạt động trên nguyên lý không sinh nhiệt ra bề mặt của bếp nhưng lại truyền nhiệt cho đáy nồi vì vậy khi nấu nướng, đáy nồi lại truyền nhiệt cho mặt bếp vì vậy để đảm bảo an toàn khi nấu bạn nên tránh chạm vào mặt bếp khi vừa đun nấu xong.
5. Là tính năng được nhiều biết đến đó chính là bếp từ có khả năng làm nóng cao vì vậy nồi cũng nhận được lượng nhiệt lớn do đó, khi chuẩn bị nấu ăn gần xong bạn có thể tắt bếp sớm hơn một chút để tiết kiệm điện mà món ăn vẫn đảm bảo chín hoàn toàn do lượng hơi nóng còn lại.
6. Bếp từ hoạt động trên nguyên lý dòng điện chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ nằm trong phạm vi này được dòng từ trường tác động và tự sinh ra nhiệt.
Vì vậy khi sử dụng bạn phải dùng các nồi có tính chất cảm ứng từ.
7. Với các loại nồi bằng thủy tinh, nhôm, đồng, đất là các vật liệu phi sắt từ tính nên không nhận được nhiệt vì vậy để sử dụng chúng bạn chỉ cần một miếng không rỉ có cảm ứng từ, sau đó đặt các loại nồi có chất liệu sắt trên đó thì mới sử dụng được.
8. Cũng do từ trường của bếp tỏa ra xung quanh nên có thể gây nhiễu các thiết bị điện tử, nên để đảm bảo an toàn bạn nên để các loại máy như máy ghi âm, máy thu hình, ghi hình… cách xa khu vực bếp khoảng 3 mét.
9. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện bếp gặp phải các vấn đề như không nóng lên, không cài đặt được chức năng… thì hãy mang tới cửa hàng sửa chữa chuyên dụng, bởi bếp có cấu tạo phức tạp nên nếu tự sửa mà không có kiến thức hiểu biết sẽ khiến bếp hỏng hóc.
10. Bề mặt bếp từ rất quan trọng vì vậy khi vệ sinh bếp bạn không nên chà sát làm xước bề mặt. Khi vệ sinh bạn chỉ cần dùng khăn ẩm nóng lau và lau lại bằng khăn mềm khô. Những việc này sẽ giúp bếp có tuổi thọ cao hơn.
Chúc các bạn nấu ăn vui vẻ, an toàn với bếp từ.