Cách khắc phục khi lò vi sóng bị nhiễm điện

Lò vi sóng bị nhiễm điện là hiện tượng khi chạm tay vào vỏ sẽ bị tê tê. Hiện tượng này nguyên nhân do đâu mà có và cách khắc phục khi lò vi sóng nhiễm điện như thế nào. Bài viết dưới đây của Bepteka sẽ đưa ra cho quý khách cách giải quyết khi gặp phải vấn đề này.

1. Lò vi sóng bị nhiễm điện vì tay bị dính nước và đi chân không khi sử dụng lò.

Đây chỉ là vấn đề hoàn toàn bình thường, vấn đề là do bạn chứ không hề liên quan đến các vấn đề của lò vi sóng.

Cách khắc phục rất đơn giản: Bạn chỉ cần giữ cho tay khô và sử dụng dép và giày cao su để an toàn khi sử dụng. Một điều cần lưu ý là bạn nên hạn chế chạm tay vào phần vỏ lò khi đang sử dụng, đặc biệt là các con ốc vít trên lò.

2. Lò vi sóng bị nhiễm điện khi lò vi sóng bị cong, vênh, hở.

Sau một thời gian sử dụng, phần lò của lò vi sóng sẽ bị cong, vênh, hở trong khi sử dụng. Trong quá trình vệ sinh, bạn tự ý vỏ lò, tháo rời lớp bọc ngăn chặn các bức xạ vi sóng phát ra ngoài. Không có kiến thức trong việc vệ sinh, sữa chữa lò sẽ khiến điện năng bị rò rỉ ra ngoài khiến cho lò bị nhiễm điện.

Cách khắc phục: Việc vỏ lò vi sóng bị cong, vênh, hở đa số là do thời gian sử dụng quá lâu, bạn nên đem đến các trung tâm bảo hành để tiến hành thay vỏ và kiểm tra các linh kiện bên trong lò.

Cách khắc phục khi lò vi sóng bị nhiễm điện

Cách khắc phục khi lò vi sóng bị nhiễm điện

3. Lò vi sóng bị nhiễm điện vì không có dây tiếp đất.

Một số loại lò vi sóng người dùng mua về sử dụng ngay mà không nối dây tiếp đất thường có hiện tượng lò bị nhiễm điện. Nếu lò vi sóng có dây tiếp đất thì vỏ sẽ không bị nhiễm điện, trường hợp có bị thì cũng không gây nguy hiểm nhưng nếu không có sẽ gây hiện tượng giật điện, mất an toàn cho người dùng.

Cách khắc phục: Cần trang bị cho lò vi sóng một dây tiếp đất.

Bạn có thể mua ở các cửa hàng điện hoặc dễ dàng tự chế tại nhà bằng cách lấy một đoạn dây điện, tuốt vỏ nhựa ở 2 đầu, 1 đầu nối với vỏ của lò vi sóng, mở một con vít ở phía sau của thiết bị, móc đầu dây điện vào và vặn vít chặt lại, đầu dây còn lại bạn nối với thanh sắt bất kỳ và cắm xuống đất.

4. Đặt lò vi sóng ở nơi có độ ẩm cao.

Cần tránh đặt lò vi sóng tránh xa các vị trí có độ ẩm cao như tủ lạnh, máy giặt,…để khiến lò bị nhiễm điện, rò rỉ điện ra bên ngoài.

Cách khắc phục khi lò vi sóng bị nhiễm điện

Cách khắc phục khi lò vi sóng bị nhiễm điện

5. Mạch điện của lò bị ẩm ướt, lớp cách điện bị giảm tác dụng.

Mạch điện bị ẩm, ướt hoặc lớp cách điện sẽ gây ra hiện tượng hở điện, điện sẽ truyền đến lớp vỏ lò vi sóng làm cho vỏ bị nhiễm điện.

Cách khắc phục: Đem đến trung tâm bảo hành để các chuyên gia xử lý, bạn không nên tự ý sửa chữa sẽ làm ảnh hưởng đến lò.

6. Dùng vật đựng bằng kim loại, nấu ăn với công suất lớn lâu.

Bạn nên sử dụng các vật chuyên dụng dành cho lò vi sóng và không nên nấu ăn trong thời gian dài để tăng độ bền sản phẩm và bảo vệ an toàn cho bạn. Bởi vì, vật đựng thực phẩm làm bằng kim loại hoặc có hoa văn là kim loại khi cho vào lò vi sóng có thể gây ra các tia lửa điện gây cháy nổ hoặc làm vỏ ngoài của lò bị nhiễm điện. Nấu ăn với công suất lớn thời gian dài, điện áp cao, các bức xạ trong lò không được hấp thụ hết cũng sẽ phản xạ gây ra tia lửa cũng tạo hiện tượng nhiễm điện ở lò.

Bài viết liên quan

26/11/2019

Phân biệt bếp từ và bếp điện từ Teka
Thương hiệu Teka đến từ Tây Ban Nha  là tập đoàn nổi tiếng thế giới ...

24/10/2019

Tìm hiểu về các hãng bếp từ châu Âu nổi tiếng nhất trên thị trường
Các hãng bếp từ châu Âu vô cùng được yêu thích cả về chất lượng ...

23/10/2019

Nên chọn chậu rửa bát lắp âm hay dương phù hợp cho gia đình
Việc chọn chậu rửa bát lắp âm hay dương khiến bạn phải suy nghĩ tìm ...

21/10/2019

Tư vấn chọn mua máy hút mùi phù hợp với căn bếp gia đình
Chọn mua máy hút mùi như nào để sử dụng cho gia đình là hợp ...